NGÀNH VĂN HỌC
Ngành Cử nhân Văn học của trường Đại học Tây Đô được đào tạo theo hệ chính quy, tập trung. Ngành bắt đầu tuyển sinh từ khóa 3 và tính đến hiện tại đã tuyển sinh được 10 khóa với khoảng 1000 SV đã tốt nghiệp và đang theo học tại Trường. Bộ môn Văn học có đội ngũ giảng viên trình độ cao (từ Thạc sĩ trở lên), giàu kinh nghiệm, yêu nghề, nhiệt huyết, năng động.
Với phương châm, Học đi đôi với hành, lấy người học làm trung tâm nên trong quá trình học tập, người học sẽ được trải nghiệm thực tế, thực hành ở từng môn học. Từ đó, việc tiếp thu kiến thức sẽ hiệu quả hơn, giờ học sinh động hơn, tạo điều kiện cho người học phát huy khả năng sáng tạo của mình.
* Cơ hội việc làm
Một trong những mục tiêu quan trọng của chương trình đào tạo Cử nhân Văn học của trường Đại học Tây Đô là giúp sinh viên biết vận dụng những kiến thức tiếp nhận được trong quá trình học tập, nghiên cứu để làm được những công việc khác nhau thuộc khối ngành Xã hội Nhân văn như: giáo viên, giảng viên, công an, báo chí, du lịch, phát thanh truyền hình, văn thư, văn phòng, thư kí, marketing, truyền thông, tổ chức sự kiện…
* Đối tượng tuyển sinh
Theo Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định số 05/2008/QĐ – BGDĐT ngày 05/02/2008. Mọi công dân Việt Nam có đủ các điều kiện sau đây đều được đăng ký dự tuyển:
- Đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương.
- Có đủ sức khỏe để học tập và lao động theo quy định hiện hành của Liên Bộ Y tế - Giáo dục và Đào tạo.
Kiến thức đại cương
- Trạng bị kiến thức về nguyên lí chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Trang bị được những kiến thức cơ bản về pháp luật đại cương, pháp luật về truyền thông, tin học, văn hóa, xã hội học, ngoại ngữ.
Kiến thức cơ sở ngành
- Trang bị cho SV những kiến thức cơ bản về lí luân văn học, từ vựng, ngữ âm, phong cách học tiếng Việt làm nền tảng để SV tiếp nhận các môn chuyên ngành.
- Ngoài ra, SV còn được cung cấp kiến thức về Hán Nôm. Nắm được lịch sử hình thành, quá trình phát triển và ảnh hưởng của chữ Hán đối với nền văn học Việt Nam.
Kiến thức chuyên ngành:
- SV được trang bị một cách hệ thống, khoa học các kiến thức về văn học Việt Nam: từ văn học dân gian đến văn học trung đại, hiện đại.
- SV còn được trang bị kiến thức về phê bình, nghiên cứu văn học, nắm được các thể loại thơ và văn xuôi Việt Nam.
- SV còn được tham quan thực tế, áp dụng kiến thức đã học vào thực tế.
Kiến thức kỹ năng:
Ngoài kiến thức chuyên ngành, SV ngành văn học còn được trang bị kiến thức về kỹ năng như: kỹ năng tác nghiệp phóng viên, kỹ năng biên tập, kỹ năng dẫn chương trình, kỹ năng tổ chức sự kiện, nghiệp vụ thư kí văn phòng kỹ năng quay phim, chụp ảnh… Từ đó giúp cho SV có nhiều cơ hội tìm việc hơn sau khi tốt nghiệp.
Loại kiến thức |
Tín chỉ |
Kiến thức giáo dục đại cương: |
45TC |
Bắt buộc: |
41 |
Tự chọn: |
04 |
Kiến thức cơ sở ngành: |
41TC |
Bắt buộc: |
39 |
Tự chọn: |
02 |
Kiến thức chuyên ngành: |
54TC |
Bắt buộc: |
40 |
Tự chọn: |
14 |
Kiến thức mở rộng: |
10TC |
Bắt buộc: |
00 |
Tự chọn: |
10 |
* Thời gian học tập: 04 năm, 8 học kì
* Phương pháp giảng dạy:
Phương châm giảng dạy của ngàng Văn học là “Học đi đôi với hành”, kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, lấy người học làm trung tâm. Trong quá trình giảng dạy luôn kết hợp nhiều phương pháp như: thuyết trình, thảo luận nhóm, báo cáo chuyên đề, diễn kịch…Từ đó tạo sự hứng thú, sáng tạo từ người học.
-
15:00
04/04/2024
Họp rà soát việc cập nhật thông tin được phân công theo công văn số 254/ĐHTĐ (ngày 25/3/2024) trên website tiếng Anh của Trường
-
13:30
09/01/2021
Tọa đàm chuyên đề về Quản trị kinh doanh
-
07:30
31/10/2020
Lễ trao bằng tốt nghiệp Đại học năm 2020
-
07:30
26/09/2020
Lễ Khai giảng các lớp cao học khóa 7B,8A và Lễ trao bằng tốt nghiệp thạc sĩ năm 2020
-
08:00
26/08/2020
Tập huấn phần mềm tuyển sinh ĐH, CĐ, Mầm non năm 2020